Thứ Năm, 23 tháng 9, 2010

Giờ này đối với tôi Đức Kitô là ai?



"Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai?" (Lc 9,20).

 

Chưa thể hiện tầm quan trọng của giáo dục
Bước vào giai đoạn mới, giai đoạn xây dựng và phát triển đất nước trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày càng sâu rộng, khoa học và công nghệ ngày càng tiến triển mạnh mẽ, nhiều cán bộ, đảng viên, nhất là những người hoạt động trong lĩnh vực khoa học và giáo dục, đều thấy rằng để đưa đất nước thoát khỏi tình trạng lạc hậu, kém phát triển thì con người là yếu tố quyết định.
Muốn vậy cần phải có một nền giáo dục trung thực, lành mạnh và hiện đại, đủ sức tạo ra chất lượng và hiệu quả thật sự trong sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần xây dựng văn hóa và con người VN. Tiếc rằng trong các dự thảo văn kiện, phần viết về giáo dục chưa thể hiện được điều đó.
Cải cách” hay “đổi mới”?
Cách đây gần bốn năm, trong nghị quyết về một số chủ trương, chính sách lớn để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững khi VN là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới, Hội nghị BCH trung ương lần 4 (khóa X) đã yêu cầu: “Khẩn trương xây dựng đề án tổng thể cải cách giáo dục và đào tạo”.
Sau đó, Chính phủ đã đưa vấn đề này vào chương trình hành động triển khai nghị quyết của trung ương.
Gần đây, Bộ Chính trị lại tái khẳng định sự cần thiết thực hiện chủ trương cải cách giáo dục khi bàn về phương hướng phát triển giáo dục đến năm 2020 (2).
Nhưng đến nay ở các dự thảo văn kiện chuẩn bị cho Đại hội XI của Đảng vừa được công bố, vấn đề cải cách giáo dục không hề được đặt ra, thay vào đó vẫn chỉ tiếp tục đề cập đến “đổi mới - đổi mới căn bản, toàn diện, mạnh mẽ”.
Phải chăng nhận thức và cách đặt vấn đề ở các dự thảo văn kiện không nhất quán với các chủ trương, quan điểm về giáo dục trước đây? Hay là dự thảo văn kiện được xây dựng trên cơ sở quan niệm giữa “đổi mới” và “cải cách” không có gì khác nhau?
Từng có ý kiến cho rằng “đổi mới” hay “cải cách” chỉ là vấn đề từ ngữ, miễn là thống nhất về nội dung.
Thật ra không phải như vậy. Cải cách giáo dục là quá trình tạo ra giai đoạn phát triển mới về chất của một nền giáo dục. Đó là sự thay đổi cơ bản, sâu sắc và toàn diện về mô hình phát triển giáo dục, bao gồm thay đổi về mục tiêu, nguyên lý hoạt động, về cơ cấu hệ thống, về nội dung chương trình, phương pháp dạy và học, về cách thức đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng và đãi ngộ giáo viên, về cách thức tổ chức và quản lý nhà trường...
Tất nhiên muốn thế phải có những thay đổi lớn về quan điểm và chính sách. Với cách hiểu như vậy, những chủ trương đổi mới như đã thực hiện do không đồng bộ lại dựa trên cơ sở những quan điểm và chính sách đã bị cuộc sống vượt qua, nên không thể xem là cải cách, cho dù những nhà hoạch định cho rằng chủ trương được vạch ra là “căn bản, toàn diện, mạnh mẽ”.
Xin nêu một ví dụ: trong dự thảo Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020 có viết: “Tích cực chuẩn bị để từ sau năm 2015 thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới”.
Mong muốn là vậy nhưng nếu không đặt việc đó trong khuôn khổ một cuộc cải cách giáo dục, nghĩa là không xác định lại mục tiêu, nguyên lý giáo dục, không xác định lại cơ cấu của giáo dục phổ thông (mấy lớp, mấy cấp, mấy ban?), không thay đổi gì về đào tạo, sử dụng, đãi ngộ giáo viên, không xác định được mươi, mười lăm năm sau năm 2015 đất nước chờ đợi gì ở các thế hệ học sinh do nhà trường phổ thông đào tạo ra thì làm sao có được bộ chương trình và sách giáo khoa thật sự là mới?
Những khuyết tật và tình trạng quá tải của chương trình và sách giáo khoa hiện hành, sản phẩm của cách đổi mới vừa qua, khiến chúng ta không thể không phân vân, ngần ngại khi đọc những dự kiến đổi mới như thế về giáo dục được nêu ra trong dự thảo chiến lược.
      Lạy Chúa đường như nhiều lúc trong cuộc đời con chưa tìm thấy sự hiện diện của Chúa. Xin Chúa cho con biết lắng nghe biết cảm nhận một cách thiết thưc những gì trong cuộc đời con. Để con sống cuộc đời đầy ý nghĩa và hạnh phúc .

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét